Công Ty TNHH TM PT Đầu Tư XNK THIÊN LONG

Cung cấp các sản phẩm máy tập bụng, xe đạp tập thể dục, đồ gia dụng,...

5 lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng bạn cần phải biết

Lò vi sóng ngày nay đang dần phổ biến và rất hữu ích trong nhà bếp. Lò vi sóng được sử dụng nhiều nhất trong việc hâm nóng thực phẩm. Mời bạn tham khảo 5 lưu ý sau của Điện máy THIÊN LONG để quá trình hâm nóng thức ăn được an toàn và đúng cách nhất nhé!

Những dụng cụ có thể cho vào lò vi sóng

Khi sử dụng lò vi sóng, bạn phải chú ý lựa chọn dụng cụ đựng thức ăn phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thực phẩm và tránh gây cháy nổ.

5 lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng bạn cần phải biết

- Các loại chén đĩa được làm bằng thủy tinh và gốm sứ là những cụ thích hợp và an toàn nhất khi cho vào lò vi sóng.

- Không sử dụng dụng cụ đựng kim loại vì chúng sẽ sinh ra tia lửa gây cháy nổ.

- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng trong lò vi sóng hoặc những sản phẩm có chất liệu từ nhựa nếu trên sản phẩm có ghi an toàn trong lò vi sóng.

Các bước cần nhớ khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng

Khi đưa thức ăn vào lò, hãy bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian khoảng 1 phút. Sau thời gian 1 phút, dùng đũa đảo đều thức ăn và nấu tiếp trong 30 giây nữa. Nếu thức ăn chưa nóng thì tiếp tục hâm nóng thêm 30 giây nữa.

5 lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng bạn cần phải biết

Những thực phẩm không được cho vào lò vi sóng

- Không hâm những thức ăn nhiều nước hoặc các chất lỏng như canh, súp, cháo... quá thời gian quy định của nhà sản xuất vì khi hâm lâu, nhiệt độ tăng cao, nước trong thức ăn sẽ bắn ra ngoài gây bỏng cho người dùng khi mở cửa lò.

- Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp gia vị hoặc thịt hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitric. Khi đun bằng lò vi sóng, nitric sẽ trở thành các nitrosamin - những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh.

- Không rán những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ cao dầu mỡ sẽ bắn tung tóe trong lò, khó vệ sinh, ảnh hưởng tới động cơ của lò.

Những thực phẩm không được cho vào lò vi sóng

- Không hâm những thức ăn nhiều nước hoặc các chất lỏng như canh, súp, cháo... quá thời gian quy định của nhà sản xuất vì khi hâm lâu, nhiệt độ tăng cao, nước trong thức ăn sẽ bắn ra ngoài gây bỏng cho người dùng khi mở cửa lò.

5 lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng bạn cần phải biết

- Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp gia vị hoặc thịt hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitric. Khi đun bằng lò vi sóng, nitric sẽ trở thành các nitrosamin - những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh.

- Không rán những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ cao dầu mỡ sẽ bắn tung tóe trong lò, khó vệ sinh, ảnh hưởng tới động cơ của lò.

Các nguyên tắc an toàn với từng loại thực phẩm

- Thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc… cần làm thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc bóc vỏ, cắt nhỏ thực phẩm để tránh phát nổ, vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong của thực phẩm cũng tăng theo.

5 lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng bạn cần phải biết

- Những chất lỏng như sữa, cháo loãng… khi hâm lại bằng lò vi sóng cũng phải được để trong đồ đựng rộng miệng, mặt thoáng, chất lỏng thấp hơn thành đồ đựng để tránh tình trạng trào ra khoang lò.

- Đổ thực phẩm đóng hộp ra bát, đĩa rồi mới hâm lại.

- Thực phẩm khô như thịt nguội, xúc xích, ngũ cốc cần cho thêm một cốc nước trắng vào lò. Việc này sẽ hạn chế tình trạng ống magnetron (thiết bị tạo ra sóng viba – nhân tố làm chín thức ăn) bị hư hao.

Cẩn thận khi đưa thực phẩm ra khỏi lò

5 lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng bạn cần phải biết

Các dụng cụ đựng và thức ăn khi mới đưa ra khỏi lò thường rất nóng. Do đó, bạn cần dùng găng tay hoặc khăn để cầm lấy chúng. Nếu thức ăn được đậy kín trong khi hâm, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không làm bỏng tay bạn khi mở ra.